9 bước xây dựng chiến lược content marketing thành công

0
4999

Thành công một lần bạn có thể dựa vào may mắn, để thành công tiếp nối thành công bạn cần phải có chiến lược. Phạm trù nào cũng vậy và Content marketing cũng không ngoại lệ. Trong bài này, mình sẽ chia sẻ với các bạn quy trình để chúng ta có thể tạo ra một chiến lược nội dung thành công (nội dung trong bài viết này mình có tham khảo từ Ahref)

chiến lược nội dung
Tăng trưởng traffic khi có chiến lược nội dung

Đầu tiên ta cần hiểu “Chiến lược content marketing” là gì ?

Chiến lược nội dung chính là kế hoạch nhằm tạo ra những nội dung chất lượng và nhất quán để biến người lạ thành khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, chiến lược Content marketing là một cái gì đó phức tạp, nhưng điều đó không đúng nếu bạn chịu khó tìm hiểu và thử nghiệm về nó

Trong quá trình làm việc với The Water MAN, chiến lược mà mình xây dựng cho thương hiệu cũng rất đơn giản. Đó là tạo các bài đăng trên blog từ bài viết dạng chuyên sâu trên 1000 từ đến series Big-Content từ 4000 từ/ series. Những bài viết này tập trung chia sẻ kiến thức hữu ích về nước uống, hướng dẫn khách hàng cách đặt nước ở đâu. Sau đó team mình tập trung vào việc tối ưu SEO và tận dụng free traffic đến từ social để phân phối nội dung hiệu quả.

The Water MAN on TOP google
The Water MAN TOP 1 Google

Dưới đây là quy trình 9 bước để tạo ra một chiến lược nội dung thành công:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến lược

Có nhiều phương pháp để thiết lập mục tiêu, Ví dụ: thiết lập mục tiêu theo công thức SMART hoặc OKR. Tuy nhiên mình lại thích để nó thật đơn giản và trực quan, phương pháp thiết lập mục tiêu của mình dựa trên 2 cơ sở:

  • Dựa theo số lượng nội dung tối thiểu cần sản xuất
  • Dựa theo số liệu phân tích đối thủ và thị trường
Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu

Trong đó có một số mục tiêu cơ bản mà bạn có thể đi theo đó là:

  • Lượt truy cập miễn phí và trả phí vào website của bạn
  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Trở thành TOP OF MIND trong tâm trí người tiêu dùng

Trong bài này, giả định rằng nếu như bạn muốn có nhiều lượt truy cập vào website của mình

Bước 2: phân tích khán giả của bạn.

Sự khác biệt giữa việc thực hiện nội dung có chiến lược và không có chiến lược, đó là việc bạn biết mình  thu hút ai vào trang web của mình chứ không phải là tất cả. Đó là những người có tiềm năng lớn mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Đối tượng khán giả
Đối tượng khán giả

VD: Nếu bạn muốn bán bộ phần mềm mềm thiết kế cho các doanh nghiệp và bạn tạo bài viết “Hướng dẫn tạo hiệu ứng chữ 3D trong thiết kế” thì khả năng lớn bài này sẽ không có nhiều giá trị về mặt bán hàng. Vì đây chỉ là bài viết cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng cuối cùng (end user) chứ không phải người mua bộ phần mềm của bạn.

Nếu bạn đang nhắm mục tiêu đến các chủ doanh nghiệp, trưởng phòng marketing thì bạn cần biết được mối quan tâm của họ là gì. Ở đây họ sẽ quan tâm về giá thành, chi phí, hiệu suất của bộ phần mềm đó mang lại.

Để làm được điều này bạn cần có một bản chân dung khách hàng đầy đủ và chi tiết để chuẩn bị định hướng cho nội dung của mình

Bảng chân dung khách hàng
Bảng chân dung khách hàng

Bước 3: Phân loại nội dung

Sẽ có khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa định dạng nội dung và thể loại nội dung. Trong đó định dạng nội dung có thể hiểu là chất liệu để xuất bản một nội dung mà bạn đang xây dựng như: Video, image, văn bản, podcast, mp3… Còn thể loại nội dung kể đến là: phỏng vấn, đánh giá, tổng hợp, bài bán hàng,…

Vậy để nhớ hết các thể loại nội dung sẽ là một điều hết sức khó khăn và không cần thiết, trong trường hợp này bản thân mình chỉ chia ra 4 thể loại nội dung chủ đạo mà một doanh nghiệp nên theo đuổi, đó là:

1. Direction Content

Đây là những nội dung nhằm mục đích cung cấp kiến thức về sản phẩm, một lĩnh vực, chủ đề nào đó cho khách hàng. Thông qua hoạt động này dần dần khách hàng sẽ thay đổi nhận thức theo ý mà doanh nghiệp mong muốn. Direction content được sử dụng để làm nội dung chủ đạo cho kênh blog, là chất liệu không thể thiếu cho mặt trận SEO.

Direction content
Direction content

2. Sale Content

Vai trò đúng như tên gọi, Sale content chính là những nội dung mang tính chất bán hàng, thúc đẩy khách hàng mua hàng. Bạn sẽ bắt gặp những content này ở bất cứ đâu, trên trang cá nhân của một người bán hàng online, trên Chợ Tốt, Shoppe, Lazada… Còn đối với doanh nghiệp, để thể hiện Sale Content một cách bài bản, hiệu quả, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đăng những bài bán hàng riêng lẻ. Việc chúng ta cần làm là tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thuyết phục người mua hàng. Những nơi để doanh nghiệp thể hiện sale content hiệu quả cần kể đến là: Banner website, landingpage, Cover fanpage,…

Sale content
Sale content

3. Engagement Content

Đây là thể loại nội dung nhằm tạo sự tương tác, duy trì mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, khán giả trên các kênh truyền thông. Engagement content không nặng nề trong việc đặt mục tiêu phải bán được hàng, hay cũng không cố gắng giải thích, cung cấp một kiến thức nào đó cho khách hàng tiềm năng, chỉ đơn giản đó là những món ăn thú vị mà khách hàng có thể tiêu hoá được sau một ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nó thường được thể hiện là những video giải trí, những mẩu truyện, một câu nói truyền cảm hứng… miễn là nó tạo được sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Engagement content
Engagement content

4. Special Content

Đây chính là những nội dung được đầu tư bài bản, tiêu tốn nhiều thời gian, nguồn lực của doanhn nghiệp. Dĩ nhiên bất cứ ai khi đầu tư để thực hiện những Special Content cũng đều mong muốn nhận lại những hiệu quả đặc biệt. Bạn có thể bắt gặp Special content thông qua những hình thức thể hiện như: Infographic, Viral video, Story telling, Printads… Để gia tăng mức độ thành công trên từng nội dung, giải phóng sức lực của team inhouse, đa phần doanh nghiệp đều chọn agency hoặc production house để thực hiện nội dung, tất nhiên là chi phí đi kèm cũng không hề rẻ chút nào.

Special content
Special content

Hãy tập trung vào thế mạnh của bạn

Mình đã nêu ra 4 thể loại nội dung mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải đi theo. Tuỳ vào giai đoạn phát triển và khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp mà chúng ta sẽ lựa chọn những thể loại nội dung phù hợp để sản xuất.

Nhưng để không để quá phụ thuộc vào một bên thứ 3, bản thân bạn phải nắm giữ cho mình một thế mạnh nhất định. Bạn có thế mạnh là viết blog vậy hãy phát triển content SEO, bạn có thể mạnh về Copywriting vậy hãy tập trung vào nội dung bán hàng, phát triển hệ thống landing page.

Tập trung vào thế mạnh
Tập trung vào thế mạnh

Bất kể bạn đang kinh doanh mảng nào, thì khách hàng của bạn gần như chắc chắn luôn tìm kiếm thông tin trên Google và Youtube. Vì vậy chiến lược để đi dài hạn không thể thiếu SEO và Content Direction.

Bước 4. Tìm những điều khách hàng đang “tìm kiếm”

Nhận được thêm nhiều traffic tự nhiên chính là một trong những mục tiêu hàng đầu của content marketing. Bên cạnh việc hiểu rõ khách hàng của bạn là ai, ta cũng cần biết họ đang tìm kiếm điều gì. Đó là cách duy nhất để có thể tạo ra nội dung mà họ muốn xem và nhận được lượt truy cập vào website.

Đến đây bạn sẽ phải cần đến một công cụ nghiên cứu từ khoá. bạn có thể xử dụng Google Keyword, Keyword Tools nhưng mình thì thích dùng công cụ nghiên cứu từ khoá của Ahref vì tính trực quan và dễ sử dụng của nó.

Keyword Explorer
Nghiên cứu từ khoá bằng Ahref

Bước 5. Ưu tiên các chủ đề tiềm năng nhất

Vì mục tiêu là nhận được nhiều lượt truy cập vào website, vậy hãy ưu tiên các chủ đề phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình.

Ưu tiên những nội dung tiềm năng
Ưu tiên những nội dung tiềm năng

Chúng ta hãy chấm điểm cho từng chủ đề bằng cách đánh hệ số. Ví dụ:

  • 4 điểm: sản phẩm của bạn là sản phẩm duy nhất để giải quyết vấn đề.
  • 3 điểm: sản phẩm của bạn khá hữu ích, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề.
  • 2 điểm: sản của bạn chỉ có một chút hữu ích
  • 1 điểm: sản phẩm của bạn hoàn toàn không giải quyết được vấn đề hoặc không giải quyết được các vấn đề liên quan.

Điều thú vị về cách chấm điểm này là nó có thể áp dụng được hầu hết vào mọi sản phẩm và ngành nghề kinh doanh. Thông thường mình chỉ tập trung vào các chủ đề có điểm số từ 3 trở lên.

Bước 6. Lên lịch đăng tải nội dung

Tạo nội dung nhất quán là việc tìm kiếm sự cân bằng giữa chất lượng nội dung và số  lượng nội dung được xuất bản. Mục tiêu của bạn là xuất bản thường xuyên nhất có thể mà không làm giảm tiêu chuẩn chất lượng nội dung. Rốt cuộc, chẳng có lợi ích gì khi đăng nhiều nội dung mà mà không có lượt xem và theo dõi.

Tần xuất ra nội dung mới của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nó phụ thuộc vào điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp. Nhưng chí ít mọi doanh nghiệp đều phải có lịch đăng tải nội dung để mọi thứ có thể đi đúng hướng.

Lịch nội dung đơn giản là thể hiện những gì bạn xuất bản vào khi nào.

Ví dụ đây là lịch đăng tải nội dung của mình:

Content Calendar
Lịch đăng tải nội dung

Với lịch này bạn có thể nhanh chóng nhận biết được hôm nay đăng tải chủ đề gì, dự kiến tuần sau sẽ có những chủ đề gì, ai tiếp nhận sản xuất nội dung này. Điều này giúp mọi thứ có tổ chức và đảm bảo nội dung của bạn được nhất quán.

Bước 7. Phân phối nội dung

Nội dung không thể tự chạy đến chỗ khách hàng và khán giả mục tiêu. Bạn phải phân phối nó đến trước mặt mọi người để họ đọc, tương tác và hy vọng là chia sẻ nó đến những người xung quanh họ.

Phân phối nội dung
Phân phối nội dung

Có 2 phương pháp chính để bạn phân phối nội dung là miễn phí và trả phí.

Những cách để bạn phân phối nội dung miễn phí:

  • Chia sẻ nội dung trên mạng xã hội
  • Gửi email cho  khách hàng cũ
  • Sử dụng công cụ thông báo đẩy trên website
  • Liên kết nội dung, website của bạn đến những website có chủ đề liên quan (Guest posting)
  • Kêu gọi khách hàng, khán giả chia sẻ nội dung của bạn

Những cách trả phí để phân phối nội dung

  • Sử dụng facebook ads
  • Sử dụng Google ads
  • Booking báo chí
  • Booking KOLs
  • Booking hot fanpage
  • Ngoài ra còn nhiều phương pháp truyền thống khác nữa

Bước 8. Đo lường nội dung

Mọi thứ liên tục thay đổi, trên môi trường online thì điều này diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Để đảm bảo rằng nội dung của chúng ta vẫn phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khán giả trong quãng thời gian tiếp theo, bạn cần phải thường xuyên giám sát và đo lường chúng.

Và Google Analytic luôn là trợ thủ đắc lực để bạn làm điều này.

Google Analytic
Google Analytic

Ở đây bạn sẽ cần quan tâm đến các chỉ số:

  • Time on site – thời gian khán giả ở lại đọc nội dung của bạn
  • Boune rate – tỷ lệ thoát trang
  • View – số lần xem trang
  • Số lần truy cập

Một nội dung chất lượng cần có time on site cao, tỷ lệ thoát thấp, nhiều lượt truy cập. Theo kinh nghiệm của mình một nội dung tốt cần có time on site từ 3 phút trở lên.

Bước 9. Cải tiến nội dung

Đứng yên là tụt lùi

Bạn không thể để nội dung của mình luôn trong trạng thái như lần đầu tiên đăng tải. Cứ sau 1 năm xu hướng thiết kế thay đổi, khán giả yêu thích những màu sắc mới mẻ và hợp trend. Nếu như bạn vẫn sử dụng lối thiết kế từ năm 2015 để áp dụng làm thumbnail cho những nội dung năm 2020, khả năng lớn khán giả sẽ bỏ qua nội dung của bạn.

Kết hợp việc đo lường nội dung thường xuyên như mình đề cập ở bước 8, việc cải tiến nội dung trong việc trình bày đến những ý chính trong bài, sẽ giúp cho bạn giữ vững được thứ hạng tìm kiếm trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Kết luận

Thực hiện Content marketing giống như hoạt động đầu tư. Khi mà ở đó bạn bỏ thời gian, công sức, tiền bạc để xuất bản nội dung. Đầu tư khác với đánh bạc, đó là bạn không thể dựa vào may mắn mà chiến thắng. Để content marketing của bạn thành công, chắc chắn bạn phải cần có một chiến lược rõ ràng và hiệu quả.

Hy vọng với những chia sẻ này của mình, sẽ ít nhiều giúp bạn xây dựng nội dung tốt hơn cho những hoạt động của bạn.

Biên tập: Thành lê

Tham khảo: Ahref

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây